Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đơn

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đơn. Cầu trục dầm đơn có cấu tạo gồm dầm chính cầu trục, Pa-lăng cáp điện dầm đơn, cơ cấu di chuyển của cầu trục. Hệ cấp điện Pa-lăng, hệ cấp điện cầu trục, tủ điện điều khiển cầu trục. Và các thiết bị an toàn không thể không có khác.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đơn. Cầu trục dầm đơn thường được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng sản xuất, nhà máy chế tạo, công trình xây dựng. Và nhiều ứng dụng nâng hạ khác nhờ khả năng linh hoạt, tính gọn nhẹ của mình.

Cấu tạo cầu trục dầm đơn gồm nhiều bộ phận nhưng chủ yếu gồm các bộ phận chính sau.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đơn
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đơn

Dầm chính cầu trục dầm đơn

– Dầm chính của cầu trục dầm đơn thường có hai dạng là dạng hộp hoặc dạng thép hình chữ I, chữ H. Thường thì các nhà sản xuất sẽ luôn tính toán, thiết kế để dầm chính đảm bảo cầu trục hoạt động được.

– Tuy nhiên, chúng ta cần phải lưu ý, làm rõ một số vấn đề kỹ thuật để tránh rắc rối về sau này.

– Đầu tiên cần yêu cầu nhà cung cấp gửi cho bảng tính toán sự phân bố tải trọng. Và thuyết minh tính toán cầu trục, bảng tính này sẽ rất quan trọng. Vì nó quyết định cầu trục có đủ điều kiện để hoạt động hay không. Dù đa số khách hàng đều không quá thông thạo về kỹ thuật. Nhưng chúng ta cũng có thể nhờ đến các chuyên gia. Người hiểu biết xem giúp bảng tính của họ có chuẩn không.

Dầm chính cầu trục dầm đơn

– Thứ hai là phải xác nhận kỹ xem thiết kế độ võng của dầm chính là bao nhiêu. Theo tiêu chuẩn an toàn thiết bị nâng đối với cầu trục dầm đơn yêu cầu độ võng thiết kế tối đa phải </= 1/700 LK (LK ở đây là khẩu độ của cầu trục). Bộ cầu trục dầm đơn thường có Pa-lăng cáp điện được treo bên dưới dầm chính dạng hộp.

– Ngoài kiểu dầm chính dạng hộp này, cầu trục dầm đơn còn được thiết kế để Pa-lăng treo bên dưới dầm I, dầm H. Tuy nhiên, với khẩu độ cầu trục lớn từ 10 mét trở lên. Dlmeco thường tư vấn cho khách hàng kiểu dầm hộp vì dễ gia công và có một kết cấu vững vàng hơn.

Pa-lăng cáp điện dầm đơn

– Chúng ta có thể trang bị một bộ hoặc hai bộ Pa-lăng hoạt động độc lập. Hoặc đồng thời trên cùng một cầu trục. Tùy theo từng mục đích sử dụng của khách hàng.

Pa-lăng cáp điện dầm đơnCấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đơn
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đơn

– Khách hàng cần phải chú ý: Nếu hai Pa-lăng hoạt động độc lập thì cần thiết phải có thiết bị chồng va. Lắp đặt trên hai Pa-lăng để tránh việc Pa-lăng va chạm với nhau khi làm việc. Gây ra những sự cố đáng tiếc. Tải trọng thiết kế của cầu trục khi đó sẽ bằng tổng sức nâng của cả hai Pa-lăng. Trong trường hợp hai Pa-lăng hoạt động đồng thời. Chúng ta cần phải chú ý đến khả năng đồng tốc của hai Pa-lăng.

Cơ cấu di chuyển của cầu trục hay còn gọi là bộ dầm biên (hoặc dầm đầu)

Cơ cấu này bao gồm hai hộp dầm biên có gắn bánh xe. Động cơ di chuyển nằm trên mỗi chiếc dầm biên.

Dầm biên được chế tạo từ thép tấm hoặc thép chữ I, chữ H. Tùy theo tải trọng của cầu trục lớn hay nhỏ.

Hệ cấp điện Pa-lăng (hệ điện ngang)

Đối với cầu trục dầm đơn, hệ điện ngang thường được thiết kế dưới dạng sâu đo. Tức là cáp điều khiển, cáp nguồn đươc treo phía dưới thanh ray theo kiểu uốn lượn hình sinx.

Hệ cấp điện Pa-lăng (hệ điện ngang)

Khi mua khách hàng cần chú ý bên yêu cầu bên bán mô tả rõ hệ điện ngang là loại gì. Vì trên thị trường có nhiều nhà cung cấp đã thiết kế hệ điện ngang theo kiểu chăng dây thép. Xỏ khuyên có chất lượng rất kém và rất nhanh hỏng.

Hệ cấp điện cầu trục

Với hầu hết các tải trọng của cầu trục dầm đơn. Hệ điện dọc là dạng ray dẫn an toàn 3 pha. Với tải trọng cầu trục từ 1 tấn cho đến 10 tấn. Thường dùng loại thanh dẫn an toàn 3 Pha – 60A, 75A hoặc 100A.

Ở trên thị trường hiện nay có nhiều nơi bán hệ điện dọc cầu trục. Dù như vậy chủ yếu khách hàng hay dùng nhất vẫn là các thương hiệu có tiếng do Đài Loan sản xuất.

Tủ điện cầu trục

Đây là một bộ phận không thể thiếu của cầu trục dầm đơn. Nó giống như bộ não của chúng ta vậy. Cầu trục có thể hoạt động tốt hay không, chạy có êm hay là không. Có an toàn hay không đều là nhờ vào tủ điện của cầu trục.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đơn
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đơn

Thông thường, tủ điện cầu trục sẽ được gia công, lắp ráp bởi các nhà cung cấp trong nước. Tuy vây, khách hàng cần phải làm rõ các thiết bị dùng trong tủ điện có nguồn gôc xuất xứ rõ ràng hay không.

Tránh việc mua nhầm phải tủ điện được lắp ráp với các thiết bị mua ở “chợ trời” chất lượng sẽ rất tồi tệ.

Hệ ray di chuyển cầu trục dầm đơn

Thông dụng nhất vẫn là kiểu ray vuông, được hàn trực tiếp lên dầm đỡ ray là dầm thép. Kích thước ray 30 x40mm, 40x40mm hoặc 40x50mm tùy theo tải trọng của cầu trục.

Có một số nhà xưởng làm dầm đỡ ray bằng bê tông thì ray chạy trên cầu trục là loại ray P (như kiểu ray xe lửa). Thường hay sử dụng ray P18, P24.

Trên đây Trường phát đã giới thiệu tất cả các bộ phận cấu thành cầu trục dầm đơn. Các bạn đã nắm sơ bộ về cấu tạo của nó và nguyên lý hoạt động sơ bộ của cầu trục dầm đơn là đã có thể chọn mua được thiết bị theo đúng yêu cầu của mình rồi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0977372386