Quy trình bảo trì pa lăng điện

Quy trình bảo trì pa lăng điện. Thiết bị được nhiều người lựa chọn làm những công việc nâng hạ vật nặng thay cho con người.

Quy trình bảo trì pa lăng điện.Thiết bị được sử dụng ở nhiều nơi như công trình xây dựng, nhà kho,… Muốn đảm bảo cho Pa lăng điện (Pa lăng cáp điện Pa lăng xích điện) khi sử dụng luôn hoạt động tốt. Và hoàn hảo thì chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra. Và bảo trì cho các bộ phận của thiết bị pa lăng. Trong bai viết này sẽ hướng dẫn người sử dụng tự bảo quản, bảo trì thiết bị pa lăng của mình.

Các bước cần làm để cho thiết bị có độ bền cao:

 

 Bước 1: Kiểm tra tổng thể

– Bước này gồm có kiểm tra mức độ hao mòn, han rỉ của các chi tiết kim loại. Nếu chi tiết đã bị rạn nứt hoặc biến dạng thì cần có biện pháp khắc phục.

Bước 2: Kiểm tra tình trạng cáp (mỗi tháng một lần)

– Bổ sung mỡ cho cáp.

– Kiểm tra cáp xếp trên trạng.

– Kiểm tra tình trạng cáp đảm bảo cáp chưa quá mòn. Hoặc bị cọ sát vào thành kim loại. Nếu cáp đang trong tình trạng bị mìn, bị nổ quá nhiều vượt mức tiêu chuẩn cho phép. Thì nên thay thế cáp khác cùng thông số kỹ thuật với cáp cũ.

Bước 3: Kiểm tra tình trạng xích (mỗi tháng một lần)

– Tra mỡ bổ sung cho xích

– Tương tự như với cáp cần kiểm tra chất lượng xích. Nếu cần thiết phải thay thế xích có thông số kỹ thuật tương ứng.

Bước 4: Kiểm tra móc treo (3.5 tháng một lần)

– Tra bổ sung mỡ vào các ổ trục của móc treo

– Kiểm tra xem móc có hể xoay nhẹ nhàng quanh trục hay không

– Kiểm tra đánh giá độ rạn nứt, độ mòn của móc. Nếu độ mòn vượt quá tiêu chuẩn (không quá 10% so với kích thước ban đầu). Hoặc bị rạn nứt, biến dạng cần thay thế ngay.

– Tra mỡ vào ổ trục của puli, kiểm tra tình trạng puli. Đảm bảo rãnh puli không sâu quá 4.5mm, thành puli không mòn quá 1.5mm.

Bên cạnh đó ta cũng cần phải chú ý đến một số chú ý sau đây:

Quy trình bảo trì pa lăng điện
Quy trình bảo trì pa lăng điện

– Kiểm tra cụm bánh xe (6 tháng một lần)

+ Bổ sung dầu mỡ cho trục bánh xe

+ Kiểm tra tình trạng bánh xe, độ mòn cho phép của đường kính bánh xe tiếp xúc với ray là 5mm, thân bánh xe là 5mm.

– Kiểm tra phanh hãm (3.5 tháng một lần)

+ Bề mặt rãnh phanh phải nhẵn không bị nứt

+ Khoảng cách giữa bánh phanh và má phanh phải đều nhau. Má phanh không mòn đến vít cây giữa phần công tác của má phanh.

+ Lo xo phải hoạt động tốt, không gãy hoặc han rỉ.

– Kiểm tra đường ray (một năm một lần)

+ Đường ray có độ nghiêng không quá o.003, trụ chắn 2 đầu dây phải đảm bảo chắc chắn.

+ Đường ray phải được nối đất với điện trở không quá 4Ω

– Kiểm tra các thiết bị điện (3 tháng một lần)

+ Vệ sinh sạch sẽ và tra mỡ cho động cơ.

+ Kiểm tra độ cách điện giữa động cơ với đất và giữa các pha của động cơ phải ≥ 0.5Ω.

+ Kiểm tra tiếp điểm giữa các rơle, công tắc khởi động từ, vệ sinh sạch sẽ các tiếp điểm. Để tăng độ tiếp xúc giữa các bề mặt tiếp điểm.

+ Kiểm tra kỹ lưỡng các ốc vít, xiết chặt lại nếu cần thiết. Đảm bảo các mối hàn luôn chắc chắn và được bọc lại bằng băng cách điện.

 Như vậy muốn pa lăng xích điện, pa lăng cáp điện hoạt động một cách hiệu quả. Không xảy ra hỏng hóc đảm bảo an toàn. Thì hãy áp dụng tuyệt đối các bước trên. Để bảo trì cho sản phẩm pa lăng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0977372386