Hướng dẫn bảo dưỡng, bảo trì Pa lăng cáp điện theo định kỳ

Hướng dẫn bảo dưỡng, bảo trì Pa lăng cáp điện theo định kỳ.  Trong quá trình sử dụng để đảm bảo Pa lăng cáp điện hoạt động tốt nhất. Cũng như kéo dài tuổi thọ sử dụng cho pa lăng, cần phải bảo trì pa lăng theo định kỳ theo quy trình nhất định.

Hướng dẫn bảo dưỡng, bảo trì Pa lăng cáp điện theo định kỳ. Sau đây Trường Phát sẽ hướng dẫn quý khách cách bảo dưỡng Pa lăng cáp điện an toàn và hiệu quả nhất. Để có được hiệu quả cao trong quá trình nâng hạ vật nặng tại các công trình xây dựng, bãi tập kết,…

Qúa trình bảo dưỡng mỗi năm một lần, cần phải kiểm tra mức độ han rỉ, hao mòn của các chi tiết. Kết cấu kim loại, kiểm tra dây cáp xem có bị đứt, mòn không, phải kiểm tra xem pa lăng cáp điện có bị rạn nứt, biến dạng. Hoặc bong mối hàn không, nếu có phải báo ngay để sửa chữa.

Hướng dẫn bảo dưỡng, bảo trì Pa lăng cáp điện theo định kỳ
Hướng dẫn bảo dưỡng, bảo trì Pa lăng cáp điện theo định kỳ

– Đối với Cáp: mỗi tháng một lần thường xuyên theo đúng định kỳ

+ Bôi mỡ vào cáp tránh cáp bị mòn, bị nổ quá tiêu chuẩn hoặc bị đứt hản một tao, bị han rỉ.

+ Kiểm tra chất lượng cáp xem có bị mòn, có bị cọ sát vào thành kim loại

– Đối với thiết bị điện: 3 tháng /1 lần

+ Vệ sinh tra dầu mỡ cho các động cơ

+  Kiểm tra các cách điện động cơ, giữa các pha và các pha với đất phải đảm bảo được trở cách điện >= 0.5MΩ. Nếu không đạt cần tiến hành tẩm lại cách điện, phơi sấy để đảm bảo điện trở cách điện.

+ Kiểm tra các tiếp điểm của các rơ le, công tắc tơ, khởi động từ… Nếu các tiếp điểm bị bẩn, rỗ thì cần phải làm sạch và phẳng bề mặt tiếp điểm bằng giấy nhám mịn. Để tăng độ tiếp xúc giữa các bề mặt tiếp điểm.

+  Xem xét kỹ lưỡng các ốc vít, nếu lỏng phải xiết chặt lại. Phải luôn đảm bảo các mối hàn chắc chắn và bọc lại cách điện bằng băng cách điện.

–  Đối với pa lăng xích: 1 tháng/lần

+  Kiểm tra chất lượng xích xem có bị mòn, có bị cọ sát vào thành kim loại. Sau đó Bôi mỡ vào xích

+ Nếu cần phải thay xích phải dùng lọai xích có các thông số kỹ thuật đúng với thiết kế ban đầu

– Đối với cụm puly: Khoảng 3 tháng/ lần

+  Tra mỡ vào các ổ trục của puly

+  kiểm tra xem puly có bị rạn, nứt vỡ và mòn, không cho phép puly bị rạn nứt, vỡ. Độ mòn cho phép của rãnh puly không quá 4,5 mm, ở thành puly không qua 1,5 mm

– Đối với móc: kiểm tra 3-4 tháng/ lần

+  Kiểm tra móc có nhẹ nhàng quang trục của nó, tra dầu mỡ vào các ổ trục của móc. Đảm bảo móc không bị rạn nứt, biến dạng. Và đảm bảo độ mòn ở lòng móc cho phép không quá 10% so với kích thước ban đầu

Hướng dẫn bảo dưỡng, bảo trì Pa lăng cáp điện theo định kỳ
Hướng dẫn bảo dưỡng, bảo trì Pa lăng cáp điện theo định kỳ

– Đối với phanh hãm:  3-4 tháng/lần

+ Kiểm tra bề mặt bánh phanh, bề mặt phải nhẵn không rạn nứt. Không cho vết nứt sâu quá 1mm, không bụi bẩn, dầu mở bám trên bế mặt.

+ Kiểm tra phanh, má phanh phải cách đều bánh phanh. Má phanh không đuợc mòn đến vít. Lò xo cũng cần đảm bảo không được han rĩ hoạc bị gẫy.

– Đối với đường ray: 1 năm /lần

+   Độ nghiêng của đường ray không được nghiêng qua 0,003, đảm bảo trụ chắn 2 đầu dây phải chắc chắn.

– Đối với cụm bánh xe: 6 tháng/lần

+  Tra dầu mở vào trục bánh xe. Sau đó kiển tra bánh xe có bị nứt vỡ và mòn đảm bảo sao cho bánh xe không bị vỡ nứt. Độ mòn ở đuờng kính bánh xe tiếp xúc với ray không quá 5mm, và độ mòn ở thân bánh xe không quá 5mm.

Lưu ý:

– Ngừng vận hành tất cả máy móc và động cơ, đảm bảo ngăn ngừa tái khởi động trong thời gian bảo trì

– Không nên để máy gần các nguyên liệu dễ cháy.

– Tắt nguồn cấp điện trước khi bắt đầu công việc bảo trì để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0977372386