Dự án cung cấp Pa lăng cho Công ty Truyền tải điện 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–o0o—————

 

                

HỢP ĐỒNG  CUNG CẤP HÀNG HÓA

Số:  30/HĐ-TTĐĐB3 ngày 16 tháng 03 năm 2016

Gói thầu: Cung cấp dụng cụ thi công thuộc công trình mua sắm dụng cụ thi công phục vụ quản lý vận hành cho các đội đường dây thuộc TTĐ Đông Bắc 3

Nguồn vốn: Chi phí sản xuất 2016

 

Giữa

 

 TRUYỀN TẢI ĐIỆN ĐÔNG BẮC 3

 

 

CÔNG TY  CỔ PHẦN

KỸ THUẬT VÀ ĐẦU TƯ MÁY TRƯỜNG PHÁT

 

 

PHẦN I

CÁC CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

 

– Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;                                                                                                             

– Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc  Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu Xây dựng theo luật Xây dựng và các thông tư hướng dẫn thi hành

– Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

– Căn cứ Quyết định số      /QĐ-TTĐĐB3 ngày 14/ 03 /2016 của Giám đốc Truyền tải điện Đông Bắc 3 về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình: mua sắm dụng cụ thi công phục vụ quản lý vận hành cho các đội đường dây thuộc TTĐ Đông Bắc 3;

– Căn cứ Quyết định số 303 /QĐ-TTĐĐB3 ngày 16/ 03 /2016 của Giám đốc Truyền tải điện Đông Bắc 3 Về việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu Gói thầu: Cung cấp dụng cụ thi công thuộc công trình mua sắm dụng cụ thi công phục vụ quản lý vận hành cho các đội đường dây thuộc TTĐ Đông Bắc 3

– Căn cứ biên bản thương thảo hợp đồng Gói thầu: Cung cấp dụng cụ thi công thuộc công trình mua sắm dụng cụ thi công phục vụ quản lý vận hành cho các đội đường dây thuộc TTĐ Đông Bắc 3 giữa hai bên ký ngày 16 tháng 03 năm 2016,

 

PHẦN II

CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG

Hôm nay ngày 16 tháng 03 năm 2016 tại văn phòng Truyền tải điện Đông Bắc 3 – Tổ 11 – P.Quan Triều – TPTN – Tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi, đại diện cho các bên ký hợp đồng, gồm có:

Chủ đầu tư ( sau đây gọi là bên A )

Bên A: Công ty Truyền tải điện 1- Truyền tải điện Đông Bắc 3

            Địa chỉ: Số 15 Cửa Bắc –  Phường Trúc Bạch – Quận Ba Đình – TP Hà Nội

            Mã số thuế     : 0102743068005.

           Địa chỉ: Tổ 11 – P.Quan Triều – TPTN – Tỉnh Thái Nguyên.

            Đại diện là: Ông Nguyễn Đức Hùng                     Chức vụ: Giám đốc Truyền tải điện Đông Bắc 3.

          Địa chỉ: Tổ 11 – P.Quan Triều – TPTN – Tỉnh Thái Nguyên

          Điện thoại: 0280.3743838                                         Fax: 0280.3744856

          Số tài khoản: 102010000438485

          Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên.

          Nhà thầu ( sau đây gọi là bên B )

Bên B: Công ty cổ phần kỹ thuật và đầu tư máy Trường Phát

   Địa chỉ: Số nhà 07 TT nhà máy A34, phường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, Việt Nam.

          Đại diện là Ông: Hán Chiến Trường                      Chức vụ: Giám đốc.

          Tài khoản: 002 100 033 2518

         Tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hà Nội

            Mã số thuế: 0106809231

            Điện thoại: 046.685.7766                                    Fax: 046.685.7766

Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa với các nội dung sau:

Điều 1. Đối tượng hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được nêu chi tiết tại Phụ lục giá ký hợp đồng và Phụ lục kỹ thuật kèm theo Biên bản thương thảo.

Điều 2. Thành phần hợp đồng

Thành phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý như sau:

  1. Văn bản hợp đồng;
  2. Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
  3. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
  4. Điều kiện cụ thể của hợp đồng;
  5. Điều kiện chung của hợp đồng;
  6. Các tài liệu khác kèm theo nếu có.

Điều 3. Trách nhiệm của Bên A

Bên A cam kết thanh toán cho Bên B theo giá hợp đồng nêu tại Điều 5 của văn bản hợp đồng này theo phương thức được quy định trong điều kiện cụ thể của hợp đồng cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm khác được quy định trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Điều 4. Trách nhiệm của Bên B

Bên B cam kết cung cấp cho Bên A đầy đủ các loại hàng hóa như nêu tại Điều 1 của hợp đồng này, đồng thời cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Điều 5. Giá hợp đồng và phương thức thanh toán:

1. Giá ký hợp đồng (đã bao gồm VAT 10%):  %): 979.000.0000 VNĐ

Bằng chữ: Chín trăm bảy mươi chín triệu đồng.

             Trong đó:                     

– Tổng giá chưa thuế VAT: 890.000.000  VNĐ  
– Thuế VAT 10%:         89.000.000  VNĐ   

Nội dung chi tiết thể hiện trong Phụ lục giá ký hợp đồng đính kèm biên bản thương thảo hợp đồng.

2.Phương thức thanh toán: Thanh toán theo phương thức nêu trong Điều 7 ĐKCT.

Điều 6. Loại hợp đồng: Trọn gói.

Điều 7. Thời gian thực hiện hợp đồng: 3 ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Chứng từ  hàng hóa  đi kèm phải được bàn giao cho bên A khi bàn giao hàng hóa và phải được nghiệm thu trước khi đưa vào lắp đặt, sử dụng.

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng:

  1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký hợp đồng.
  2. Hợp đồng hết hiệu lực sau khi hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng theo luật định.
  3. Hợp đồng được lập thành 04 bộ, bên A giữ 03 bộ, bên B giữ 01 bộ, các bộ hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau./.

 

 

ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG (ĐKC)

 

Điều 1. Giải thích từ ngữ

Trong hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Hợp đồng” là thỏa thuận giữa bên A và bên B, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ lục và tài liệu kèm theo.

2. “Giá hợp đồng” là tổng số tiền mà bên A đã thỏa thuận với Bên B theo hợp đồng.

3. “Hàng hóa” là máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm), cùng với phụ tùng thay thế, tài liệu kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật kèm theo (lắp đặt, chạy thử máy móc, thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo chuyển giao công nghệ …) mà bên B phải cung cấp cho bên A theo hợp đồng.

4. “Bên A” là tổ chức được nêu tại ĐKCT.

5. “Bên B” là bên B trúng thầu được nêu tại ĐKCT.

6. “Bên B phụ” là bên B thỏa thuận hoặc ký kết hợp đồng với bên B chính để thực hiện một phần công việc mua sắm đã được dự kiến trong HSDT.

7. “Ngày” là ngày dương lịch, được tính liên tục, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.

8. “Ngày hợp đồng có hiệu lực” là ngày được quy định tại ĐKCT.

9. Giá EXW, giá CIF, giá CIP … được hiểu theo giải thích của Incoterms ban hành vào thời gian như nêu tại ĐKCT.

Điều 2. Nguyên tắc áp dụng

ĐKCT sẽ được áp dụng đầy đủ, trừ khi có quy định khác nêu tại ĐKCT và biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa hai bên.

Điều 3. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng

Hợp đồng và các tài liệu giao dịch liên quan đến hợp đồng được viết bằng cùng một ngôn ngữ, chi tiết như quy định tại ĐKCT.

Điều 4. Luật áp dụng

Luật điều chỉnh hợp đồng là luật Việt Nam, trừ khi có quy định khác nêu tại ĐKCT.

Điều 5. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Giá trị thực hiện hợp đồng không lớn, thời gian thực hiện ngắn ngày. Do vậy đảm bảo thực hiện hợp đồng bằng uy tín của nhà thầu

Điều 6. Loại hợp đồng

Loại hợp đồng được quy định tại ĐKCT.

Điều 7. Bên B phụ: Không áp dụng

Điều 8. Danh mục hàng hóa theo hợp đồng và nhân sự (nếu có)

Danh mục hàng hóa theo hợp đồng nêu tại Phụ lục 1 là một bộ phận không tách rời của hợp đồng này, bao gồm các loại hàng hóa mà bên B phải cung cấp và đơn giá của các loại hàng hóa đó.

Nhân sự thực hiện gói thầu (nếu có) phải tuân thủ quy định tại khoản 3 Mục 13 BDL – HSMT.

Điều 9. Giá hợp đồng

Giá hợp đồng được bên B và bên A thống nhất thông qua thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở phù hợp với giá trúng thầu được duyệt và được ghi cụ thể trong hợp đồng (Điều 5 của hợp đồng).

Điều 10. Thuế

Các yêu cầu về thuế quy định tại ĐKCT.

Điều 11. Điều chỉnh giá hợp đồng

Không áp dụng.

Điều 12. Tạm ứng

Không áp dụng.

Điều 13. Thanh toán

Bên A thanh toán cho bên B theo các nội dung quy định tại ĐKCT.

Điều 14. Hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng

1. Việc hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng có thể được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi bản vẽ, thiết kế công nghệ hoặc yêu cầu kỹ thuật đối với trường hợp hàng hóa cung cấp theo hợp đồng mang tính đặc chủng được đặt hàng sản xuất cho riêng bên A;

b) Bổ sung hạng mục công việc, hàng hóa hoặc dịch vụ cần thiết ngoài phạm vi công việc quy định trong hợp đồng;

c) Thay đổi phương thức vận chuyển hoặc đóng gói;

d) Thay đổi địa điểm giao hàng;

đ) Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng;

e) Các nội dung khác nêu tại ĐKCT.

2. Bên A và bên B sẽ tiến hành thương thảo để làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng.

Điều 15. Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng

1. Bên A và bên B sẽ thương thảo về việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bên A không chấp thuận bên B phụ ngoài danh sách bên B phụ nêu tại khoản 1 Điều 7 ĐKCT mà không có lý do chính đáng;

b) Bên B gặp khó khăn gây chậm trễ trong việc thực hiện hợp đồng;

c) Các trường hợp khác được mô tả tại ĐKCT.

2. Trường hợp cần rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng, bên A phải tiến hành thương thảo với bên B về các nội dung liên quan.

Điều 16. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định Điều 18 HSMT, nếu bên B không thực hiện một phần hay toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng thì bên A có thể khấu trừ vào giá hợp đồng một khoản tiền bồi thường tương ứng với % giá trị công việc chậm thực hiện như quy định trong ĐKCT tính cho mỗi tuần chậm thực hiện hoặc khoảng thời gian khác như thỏa thuận cho đến khi nội dung công việc đó được thực hiện. Bên A sẽ khấu trừ đến % tối đa như quy định trong ĐKCT. Khi đạt đến mức tối đa, bên A có thể xem xét chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 17 HSMT.

Điều 17. Chấm dứt hợp đồng

1. Bên A hoặc bên B có thể chấm dứt hợp đồng nếu một trong hai bên có vi phạm cơ bản về hợp đồng như sau:

a) Bên B không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian đã được bên A gia hạn;

b) Bên B bị phá sản, giải thể.

c) Các hành vi khác nêu tại ĐKCT.

2. Trong trường hợp bên A chấm dứt việc thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng theo điểm a khoản 1 Điều này, bên A có thể ký hợp đồng với nhà cung cấp khác để thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt đó. Bên B sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho bên A những chi phí vượt trội cho việc thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt này. Tuy nhiên, bên B vẫn phải tiếp tục thực hiện phần hợp đồng không bị chấm dứt và chịu trách nhiệm bảo hành phần hợp đồng do mình thực hiện.

3. Trong trường hợp bên A chấm dứt hợp đồng theo điểm b khoản 1 Điều này, bên A không phải chịu bất cứ chi phí đền bù nào. Việc chấm dứt hợp đồng này không làm mất đi quyền lợi của bên A được hưởng theo quy định của hợp đồng và pháp luật.

Điều 18. Trường hợp bất khả kháng

1. Trong hợp đồng này, bất khả kháng được hiểu là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của các bên, chẳng hạn như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch.

2. Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên kia về sự kiện đó và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, chuyển cho bên kia giấy xác nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Trong khoảng thời gian không thể thực hiện hợp đồng do điều kiện bất khả kháng, Bên B theo hướng dẫn của bên A vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp này, bên A phải xem xét để bồi hoàn cho bên B các khoản phụ phí cần thiết và hợp lý mà họ phải gánh chịu.

3. Một bên không hoàn thành nhiệm vụ của mình do trường hợp bất khả kháng sẽ không phải bồi thường thiệt hại, bị phạt hoặc bị chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên do sự kiện bất khả kháng xảy ra hoặc kéo dài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 29 HSMT.

Điều 19. Sử dụng các tài liệu và thông tin liên quan đến hợp đồng

1. Nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên A, bên B không được tiết lộ nội dung của hợp đồng cũng như đặc tính kỹ thuật, sơ đồ, bản vẽ, kiểu dáng, mẫu mã, thông tin do bên A hoặc đại diện của bên A đưa ra cho bất cứ ai không phải là người có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Việc bên B cung cấp các thông tin cho người có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng được thực hiện theo chế độ bảo mật và trong phạm vi cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng đó.

2. Nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên A, bên B không được sử dụng bất cứ thông tin hoặc tài liệu nào nêu trong khoản 1 Điều này vào mục đích khác trừ khi vì mục đích thực hiện hợp đồng.

3. Các tài liệu nêu tại khoản 1 Điều này thuộc quyền sở hữu của bên A. Khi bên A có yêu cầu, bên B phải trả lại cho bên A các tài liệu này (bao gồm cả các bản chụp) sau khi đã hoàn hành nghĩa vụ theo hợp đồng.

Điều 20. Xuất xứ của hàng hóa

Xuất xứ của hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng phải rõ ràng, hợp pháp, phù hợp với yêu cầu của HSMT.

Điều 21. Tiêu chuẩn hàng hóa

Hàng hóa cung cấp theo hợp đồng này phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn được nêu trong ĐKCT.

Điều 22. Bản quyền

Bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh do việc khiếu nại của bên thứ ba về việc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa mà bên B đã cung cấp cho bên A.

Điều 23. Kiểm tra và thử nghiệm hàng hóa

1. Bên A hoặc đại diện của bên A có quyền kiểm tra, thử nghiệm hàng hóa được cung cấp để khẳng định hàng hóa đó có đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hợp đồng. Nội dung, địa điểm và cách thức tiến hành kiểm tra, thử nghiệm được quy định trong ĐKCT.

2. Bất kỳ hàng hóa nào qua kiểm tra, thử nghiệm mà không phù hợp với đặc tính kỹ thuật theo hợp đồng thì bên A có quyền từ chối và bên B phải có trách nhiệm thay thế bằng hàng hóa khác hoặc tiến hành những điều chỉnh cần thiết để đáp ứng đúng các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật. Trường hợp bên B không có khả năng thay thế hay điều chỉnh các hàng hóa không phù hợp, bên A có quyền tổ chức việc thay thế hay điều chỉnh đó nếu thấy cần thiết, mọi rủi ro và chi phí liên quan do bên B chịu.

3. Khi thực hiện các nội dung nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bên B không được miễn trừ nghĩa vụ bảo hành hay các nghĩa vụ khác theo hợp đồng.

Điều 24. Đóng gói hàng hóa

Bên B sẽ phải đóng gói hàng hóa đúng yêu cầu nêu tại ĐKCT phù hợp với từng loại phương tiện vận chuyển để chuyển hàng hóa từ nơi xuất hàng đến địa điểm giao hàng quy định. Việc đóng gói phải đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng do va chạm trong khi bốc dỡ vận chuyển và các tác động khác của môi trường. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện hàng phải tính đến điều kiện vận chuyển như khoảng cách, phương tiện vận chuyển, điều kiện cơ sở hạ tầng … từ nơi xuất hàng đến địa điểm giao hàng quy định.

Điều 25. Cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm theo

Việc cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm theo phải được tiến hành theo tiến độ nêu trong HSMT. Các nội dung cụ thể về cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ kèm theo được nêu trong ĐKCT.

Điều 26. Bảo hiểm

Hàng hóa cung cấp theo hợp đồng phải được bảo hiểm đầy đủ bằng đồng tiền có thể tự do chuyển đổi để bù đắp những mất mát, tổn thất bất thường trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu kho và giao hàng theo những nội dung được quy định trong ĐKCT.

Điều 27. Vận chuyển hàng hóa và các yêu cầu khác

Yêu cầu về vận chuyển hàng hóa và các yêu cầu khác được nêu trong ĐKCT.

Điều 28. Bảo hành

1. Bên B bảo đảm rằng hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng là mới chưa sử dụng, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn chế tạo, trừ khi có quy định khác trong ĐKCT. Ngoài ra, bên B cũng phải bảo đảm rằng hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng sẽ không có các khuyết tật nảy sinh có thể dẫn đến những bất lợi trong quá trình sử dụng bình thường của hàng hóa.

2. Yêu cầu về bảo hành đối với hàng hóa được nêu trong ĐKCT.

Điều 29. Giải quyết tranh chấp

1. Bên A và bên B có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải.

2. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định nêu tại ĐKCT kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được xác định tại ĐKCT.

Điều 30. Thông báo

1. Bất cứ thông báo nào của một bên gửi cho bên kia liên quan đến hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, theo địa chỉ được ghi trong ĐKCT.

2. Thông báo của một bên sẽ được coi là có hiệu lực kể từ ngày bên kia nhận được hoặc theo ngày hiệu lực nêu trong thông báo, tùy theo ngày nào đến muộn hơn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0977372386